Chắc hẳn nợ xấu là phạm trù khá quen thuộc đối với tất cả mọi người. Đây là hình thức của doanh nghiệp hoặc cá nhân đã từng vay vốn tại tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người chưa nắm rõ được định nghĩa của nợ xấu. Chính vì thế, một số trường hợp sau khi bị vướng vào nợ xấu rồi mới rút kinh nghiệm.
Các bạn có thể tham khảo những thông tin về nợ xấu trong bài viết dưới đây của Tài Chính 24H để phòng tránh ngay từ đầu để không bị vướng vào nhé!
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu nghĩa là nợ khó đòi trong trường hợp mà người đi vay không trả nợ khi đã đến hạn phải thanh toán, cụ thể hơn tức là khách hàng này đã rơi vào nhóm quá hạn để trả nợ. Những cá nhân khi đã bị thống kế vào bảng dữ liệu khách hàng nợ xấu dựa trên phân loại CIC thì xác định là sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những lần vay tiếp theo.

Phân loại các nhóm nợ xấu trên CIC
Đối với hệ thống CIC, người vay hoặc nợ sẽ được chia thành 5 nhóm nợ cụ thể như sau:

Nhóm 1: Nợ đúng tiêu chuẩn
- Khách vay nợ thanh toán cả lãi và gốc đúng hạn đã thỏa thuận trong cam kết
- Khách thanh toán các khoản lãi và gốc trễ hạn không quá 10 ngày
Nhóm 2 : Nợ cần chú ý
- Khách vay nợ có khoản nợ quá hạn thanh toán trong vòng 1 tháng
- Các khoản nợ luôn phải cơ cấu lại như lần khách nợ đầu tiên
Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn
- Khách hàng trả nợ quá hạn từ hơn 1 tháng trở lên( từ 30 – 60 ngày)
- Khách hàng thuộc đối tượng miễn trả hoặc nằm trong chính sách được giảm lãi suất do không đủ điều kiện cũng như khả năng chi trả như cam kết trong hợp đồng đã ký.
Nhóm 4 : Khoản nợ có nghi vấn mất vốn
- Khoản vay,nợ quá hạn trong cam kết từ 60 ngày đến dưới 90 ngày.
- Khoản vay,nợ cơ cấu lại hạn phải trả lần thứ hai.
Nhóm 5 : Khoản nợ có nguy cơ mất vốn
- Những khách hàng trả nợ quá hạn cam kết 180 ngày
- Những khoản nợ có cơ cấu lại thời gian trả nợ nhiều lần hạn theo thời hạn trả nợ được đề cập lại ở lần thứ hai.
Những vị khách nằm trong các nhóm 3, 4, 5 xác định là sẽ rất khó để có thể tiếp tục vay được vốn tại các công ty tín dụng hoặc ngân hàng nào đó. Tất cả những thông tin về người vay nợ xấu đều được lưu lại tại 2 trung tâm tín dụng là PCB và CIC trong thời gian rất dài là từ 2-4 năm sau khi người đó đã thanh toán đủ các khoản có ghi trong cam kết. Chính vì thế, khi vay nợ khách hàng cần chú ý những thông tin ở các nhóm 3,4,5 để tránh bị đưa vào nhóm nợ xấu và không thể có cơ hội vay sau này.
Lưu ý: những điều khoản ở các nhóm nếu đọc lướt qua thì có thể thấy rằng khác giống nhau, tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ từng từ để thực hiện. Bởi, những quy định này đều được dựa trên pháp luật, hiểu sai 1 từ cũng sẽ khiến bạn thành “con nợ xấu”
Những nguyên do gây phát sinh nợ xấu
Người vay, nợ sử dụng thẻ tín dụng nhưng có thể không biết theo dõi và kiểm soát hằng ngày, dẫn đến việc bị quá hạn trả nợ.
Khách hàng gặp phải những tình huống bất ngờ khiến quên đi ngày trả nợ, hoặc cố tình không thực hiện trả các khoản phí phạt do thanh toán quá hạn, dẫn tới trường hợp khoản phí này chuyển thành nợ xấu
Chính vì vậy,trước khi đưa quyết định vay vốn, bạn nên tự đánh giá khả năng trả nợ của chính bản thân đang ở mức độ nào, đưa ra kế hoạch cụ thể cho quá trình thanh toán khoản vay để không gặp phải những trường hợp xấu như bị liệt vào danh sách nợ xấu, bị chặn lượt vay quá 2 lần,…
Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa?

- Khoản vay không quá 10 triệu: người vay hãy nhanh chóng hoàn thành dứt điểm khoản vay ngay lập tức vì theo Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 29/3/2014 – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 02/11/2014 Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng cung cấp lịch sử của các tín dụng dưới 10 triệu đồng đã thanh toán xong. Vì vậy, nếu khoản vay không quá 10 triệu đồng, sau khi thanh toán xong, khách hàng không còn phải lo lắng về liệu mình có bị liệt vào danh sách nợ xấu hay không?
- Khoản vay lớn hơn 10 triệu: người vay cần nhanh chóng thanh toán tất cả các khoản tính đến thời hạn thanh toán. Đây là phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề nợ xấu tại ngân hàng. Sau đó, công việc của người vay là phải thông báo luôn cho bên ngân hàng, tránh trường hợp thanh toán rồi mà vẫn bị liệt kê vào danh sách nợ xấu
Tổng kết
Trên đây là những thông tin có thể nói là bạn phải biết để tránh trường hợp có tên mình trong danh sách nợ xấu. Hy vọng rằng, bài viết là lời nhắc nhở hữu ích dành cho bạn đọc, giúp bạn đọc luôn tự tin khi có ý định muốn vay nợ ngân hàng.